Tuesday, March 17, 2009

BÀI TRÍCH TRONG BLOG ( Skarlor ) 0 xin phép

Trung Quốc càng ngày càng gia tăng việc dùng hàng hóa trao đổi ở biên giới Việt-Trung. Một mặt để thu phục nhân tâm, các sắc dân có quan hệ thân thuộc với dân của họ ở vùng biên giới. Mặt khác để thu hút nguyên liệu với giá rẻ như kim loại màu, kim loại quí, đá quí, gỗ quí, thú quí, dược liệu quí v.v... và v.v...

Tình trạng buôn lậu trầm trọng ở biên giới Việt-Trung được sự tiếp tay của các quan chức tham nhũng của chế độ Hà Nội là mối nguy có thể làm cho nền kinh Việt Nam bị phá sản. Hiện nay có thể nói hàng hóa Trung Quốc, nhất là hàng lậu, đã và đang độc chiếm thị trường Việt Nam. Vật dụng dùng trong cuộc sống hàng ngày do Trung quốc chế tạo từ xe đạp, bình thủy, bàn ủi, kim may v.v... và v.v... đến vật dụng nhà bếp tràn ngập từ thành thị đến thôn quê; nhà nhà đều dùng vật dụng do Trung quốc sản xuất.

Tình trạng này dần dần sẽ bóp nghẹt các ngành sản xuất trong nước. Đó là chưa kể những mánh mung đút lót các viên chức tham nhũng của chính quyền để nắm lấy các cơ sở sản xuất, các mối đầu tư béo bở ngon ăn. Lối lũng đoạn kinh tế như thế là cách xâm lược trong hoà bình. Rất nguy hiểm.

Biển Đông Dậy Sóng - Cửu Long Cạn Dòng

Một thủ đoạn vô cùng hiểm ác nữa là: Trung Quốc đã và đang đơn phương thực hiện dự án với kế hoạch xây một chuỗi 14 đập ở thượng nguồn sông Mêkông . Họ đã thực hiện xong 6 đập lớn ngăn sông Mêkong tạo thành những hồ chứa nước khổng lồ để làm thủy điện cho vùng Vân Nam. Đó là các đập Manwan, Bashaoshan, Jinghong, Xiaowan, Naguzadu, và Mengsong. Việc làm của Trung Quốc kéo theo Thái Lan; nước này đang xây đập Pakmun với ý định chuyển 8 tỷ thước khối nước tuới cho vùng sa mạc Đông bắc. Rồi Lào cũng đang dự tính ngăn những sông nhánh của Mê Kông như Nam Ngum, Nam Tbuen, Nam Leuk và Honay Ho để làm thủy điện. Việc Trung Quốc ngăn đập tạo hồ lớn ở thượng nguồn Mêkong sẽ gây ra những hậu quả nguy hại cho dân Lào, Kampuchea và đặc biệt là dân Việt Nam, nước ở cuối nguồn. Đây là một đại họa rất lớn trực tiếp đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam. Rồi đây dân miền Nam Việt Nam sẽ mất nguồn phù sa bón ruộng, mất nguồn thủy sản để sinh sống. Mặt khác, nước biển sẽ tràn ngập đồng ruộng vùng đồng bằng sông Cửu Long và từ từ nhận chìm cả vùng Cà Mau và vùng duyên hải Nam Việt Nam. Trong tương lai khi cần đánh phá mạnh, Trung Quốc ngăn hẳn nước của các hồ nước lại thì dân ta đặc biệt là dân miền Nam Việt Nam sẽ dở sống dở chết; họ tháo nước ra một lúc thì dân ta cũng điêu đứng.

Chuỗi đập đó có khả năng chặn giữ khoảng 120 tấn phù sa hàng năm trên các hồ chứa và đổ hàng trăm ngàn tấn chất thải từ kỹ nghệ Vân Nam xưống hạ nguồn. Mặt khác, nước biển sẽ xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, sẽ không còn phù sa mầu mỡ bón ruộng cho miền Nam.

Tiến sĩ Vũ Tiến Ca dùng mô hình toán để nghiên cứu về phù sa sông Mê Kông tại Đại học Sattama Nhật Bản cho rằng sự thất thoát phù sa sẽ là điều cực kỳ nguy hại cho đồng bằng sông Cửu Long. Vựa lúa an toàn nuôi dân tộc Việt Nam và ngư nghiệp duyên hải miền hải sẽ bị đe dọa trực tiếp nếu dòng sông mẹ bị khai thác toàn diện từ thượng nguồn trở xuống theo các hoạch định trên của Trung Quốc. Hơn nữa sự thiếu hụt phù sa tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ không bù đắp nổi quá trình sụp lún đất, làm cả vùng trũng của đồng bằng châu thổ càng trũng hơn. Tại vùng duyên hải, việc thiếu hụt phù sa sẽ gây ra xoáy lỡ bờ làm mất đất và làm biến mất những vùng rừng ngập mặn, cái nôi của hải sản ven bờ.

Mặt khác, nếu những đập mà Trung Quốc đã xây dựng trên sông Mê Kông vỡ ra tại Vân Nam thì đại họa sẽ Đổ xuống đầu dân Lào, Thái, Kamphuchea và ngay cả Việt Nam cũng khó thoát nạn.

Hiện tượng một con cá đuối, một loài cá nước mặn, bỗng nhiên xuất hiện ở sâu trong nội địa đồng bằng sông Cửu Long tại quận Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã làm cho nhiều khoa học gia lo ngại rằng đây là dấu hiệu đầu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long – mặc dù đang bị lụt trầm trọng, sẽ bị thiếu nước trong những năm tới. Nước biển xâm nhập, bờ biển bị xoáy mòn, ngư nghiệp suy sụp, đất phù sa bị ô nhiễm giống như ơ Ai Cập sau khi đập nước Aswan được xây, ngăn chận nước sông Nile, khiến vùng châu thổ bị hủy hoại, số lượng tôm cá giảm khiến cho hàng triệu trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu chất protein.

Một kinh tế gia đã tiên đoán là sang thế kỷ 21 các cuộc tranh chấp quân sự, chính trị sẽ diễn ra vì lý do thiếu nước chứ không phải vì năng lượng dầu khí. Những quốc gia nào chiếm được thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm chủ vận mệnh những quốc gia ở phía dưới. Thí dụ như Thổ Nhĩ Kỳ nhờ làm chủ 2 con sông Tigris và Euphrates đang xây 24 đập nước để tuới ruộng cho vùng Đông nam Anatholia của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho hai nước Syria và Iraq sẽ chết khát hoặc là sẽ đầu hàng Thổ Nhĩ Kỳ và đem săng dầu đổi lại.

Ấn Độ cũng dùng nước con sông Hằng để uy hiếp Bangladesh. Cuộc nổi dậy ở Srilanka cũng vì lý do phân chia đập nước ở Trincomalee không đồng đều. Do Thái thì xây đập lấy nước sông Jordan, và Syria trả đũa lại bằng cách xây đập trên sông Yarmuk.

20.02.4888 - Việt lịch
Skarlor post lại để dành đọc :)

No comments:

Post a Comment