Sunday, May 24, 2009

Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM

TIP:Đầu năm 2009 này,cơ quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kì CIA đã cho phép giải mật 2 tập tài liệu TỐI MẬT về gia đình ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm và liên hệ giữa CIA-Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hoà

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của cơ quan này,việc giải mã như thế được tiến hành như thế:hai quyển sách trên thuộc lọai sử kể (narrative history), có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả. Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để "kính tường."

Tập tài liệu được giải mã gồm 2 phần (2 cuốn)

1.CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (nghĩa là:CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963)

1.1.Gia đình họ Ngô

1.2.Liên lạc Ngô Đình Nhu

1.3.Liên lạc đối lập


2.CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa)

2.1.Các tướng lĩnh miền Nam

2.2.Chân dung một số vị tướng

2.3.Nội bộ Việt Nam Cộng Hoà


2 tập tài liệu này đã được bảo mật từ rất lâu cho đến nay mới được biết đến.

Theo ông Nguyễn Kì Phong,thì CIA đã xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975.

Sơ lược về các tài liệu trên

Tài liệu thứ nhất

CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (nghĩa là:CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963)

Nội dung chính:Những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.


Gia đình họ Ngô

Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.

Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày "di cư và tập kết" hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn - và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission.

CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.

Liên lạc Ngô Đình Nhu

Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.

Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.

Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. ... "Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc" do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.




Trong cuộc tranh chấp - rồi sau đó là giao chiến - giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật - đôi khi trái phép - của ông Cẩn, thì ông Nhu "đưa hai tay lên trời" với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.

Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với "lãnh chúa" Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.

Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission - và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.


Liên lạc với các lực lượng đối lập

Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập "ngay sau lưng ông Nhu," để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một "hăm dọa" của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính - điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!




Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu "cằn nhằn, to tiếng" cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng - thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung.

Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.


Tài liệu thứ hai

CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa)


Các tướng lĩnh miền Nam

Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.

Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh "chỉnh lý" tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.

Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy. Tướng Khánh rất ngây thơ khi "hù" tướng Thiệu là Mỹ sẽ "chơi" ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!




Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần Cai Lậy ngày 25.8.1972

Chân dung một số vị tướng

Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch "kín" đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh "ngớ" ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp.

Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn, với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ "nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng."

Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia ... và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.

Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định "bắt liên lạc" với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên.

Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH - nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan - thấy Hoa Kỳ sẵn sàng "xé lẻ" nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.

Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.






Cảnh di tản ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30.4.1975

Nội bộ Việt Nam Cộng Hoà







Sự xâm nhập sâu sẵ nhất là vào khoảng thoài gian sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp - nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả - Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.


Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, "nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói" ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi - một thân tín của ông Kỳ - ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ.

Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ.

Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!




Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố - trong cao điểm của cuộc tấn công - là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là "... sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân."

Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.

Xem chi tiết tại

http://www.bloggiowind.tk

http://www.giowind360.tk

http://www.giowind100.tk





Bonus:HƯƠNG LÒNG DÂNG TẶNG CỐ TỔNG THỐNG DIỆM

Mùa thu khởi điểm kết liễu miền Nam tự do

Mùa thu ấy, vào sáng 02/11/1963, chiến tuyến chống cộng miền Nam, nơi quy tụ cuối cùng của lực lượng quốc gia chống cộng đã mất đi một con người của phép lạ của các năm 1954 - 1956, đó là Tổng Thống Diệm, một tiên khởi của VNCH, một niềm kiêu hãnh và tướng tiên phong đương cự với xâm lăng CSVN và Đệ III Quốc Tế CS. Để rồi kể từ ngày ấy, cuộc chiến đấu cho tư do bị cướp mất chính nghiã và cuối cùng thua cuộc. Nhắc đến một thu cũ của niềm đau. Nay một thu nữa lại về, gợi lại thu xưa. Xin thắp một nén hương lòng tưởng niệm và vinh danh một tinh thần.

Vịnh Con Heo: Niềm đau của các chiến sĩ tự do Cuba

Ngày 17/04/1961, vào lúc 2 giờ sáng, khoảng 1' 500 chiến sĩ di cư Cuba chống Fidel Castro, được huấn luyện tại Guatamala và Nicaragua, bắt đầu đổ bộ tại hai bãi biển Playa Girón và Playa Larga của bờ biển có tên Con Heo. Bờ biển nầy nằm ở phía nam thủ đô La Havane và xa cách 200 km. Dùng lữ đoàn 2506 với mật mã I.D. (Invasion Day). Sau 72 giờ giờ chiến đấu (vào ngày 20/04/1963), thành phần đổ bộ mất 90 lính do tử thương và 1179 lính bị bắt và bị kết án 30 năm tù. (Sau nầy Mỹ chuộc họ bằng viện trợ cho Fidel Castro 63 triệu Mỷ Kim hồi ấy, để mua máy cày và thuốc men). Cuộc đổ bộ thành thảm thương, ngoài lý do tình báo Mỹ sai lầm, vì TT Kennedy không cho phép không quân và hải quân Mỹ yểm trợ. Nên lực lượng đỗ bộ đã bị 200’ 000 quân của Fidel Castro tiêu diệt bằng phi cơ, chiến xa và trọng pháo. Thanh gươm của TT Kennedy bị gãy. Ngoài ra vào ngày 28/10/1963, TT Kennedy dùng cành ô liu qua tuyên bố cam kết không tấn công và tháo gỡ các tên lửa Jupiter đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng vào Nga như đổi chác để Nikita Khrouchtchev rút các hỏa tiễn từ Cuba về nước Nga. Nông nỗi nầy do ai?

Trung lập Lào - Niềm đau của TT Diệm và các chiến hữu Lào

Người Pháp suốt cả một chiều dài lịch sử 80 năm cai trị, không bao giờ thành thật với Việt Nam. Nhưng truớc lúc rời khỏi Việt Nam, vào năm 1956, đã để lại một di chúc cho lực luợng chống cộng miền Nam: “ CSVN và CS Quốc Tế sẽ xâm lăng miền Nam tự do qua ngã Lào”. TT Einsenhower truớc lúc rời khỏi chức vụ đã nhắc nhỡ TT Kennedy: “ Lào là vòm trời bảo vệ tự cho miền Nam. Có thể quân đội Mỹ sẽ phải chiến đấu tại đây”. Nhưng TT Kennedy cương quyết trung lập hóa Lào, để rút chân ra khỏI nơi đây. Trong lúc quân CSVN đang tìm cách xâm lăng tạo địa bàn chuyển quân và vũ khí vào Nam cho cuộc xâm lăng (1960-1975).

TT Diệm, cùng đồng quan điểm với TT Eisenhower và di chúc Pháp: “ CSVN sẽ dùng đất Lào để chuyển quân vào miền Nam”, đã đáp lởi kêu gọi khẩn trương của tướng hữu phái chống cộng Phoumi của Lào quốc. Ông nôn nóng xin TT Diệm quân viện và TT Diệm đã đáp lời qua lệnh mở các kho vũ khí do Pháp để lại. Nhưng TT Kennedy cương quyết không dùng thanh gươm và nhất định cắm cành ô liu tại Lào qua Hiệp Định trung lập Lào vào tháng 07/1962. Tất cả các lực lưỡng chống cộng phải rút khỏi Lào và CSVN ở lại. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực phản đối quyết định trên và từ đó mối tình Việt Mỹ trở nên thù nghịch tới chỗ phải hạ hạ sát TT Diêm sau nầy.

Riêng các chiến sĩ hữu phái như tuớng Phoumi Nosavan và các tuớng lãnh khác phải lao đao chống đỡ các hiệu quả của cái Hiệp Định ác quái và ngu ngốc cũng như làm tàng của Mỹ. Rồi khi Đệ I Cộng Hoà miền Nam, người bạn độc nhất và tận tụy với họ, bị TT Kennedy tàn sát còn tàn nhẫn hơn khi ông tàn sát họ. Họ trở thành cô đơn và rơi vào tuyệt vọng. Tướng Phoumi Nosavan rời quê hương để rồi mất tại Thái Lan sau đó (1964). Kennedy và tội ác giết nền Đệ I Cộng Hoà miền Nam non trẻ và sát hại TT Diệm cùng hai bào huynh của TT Diệm!

Thanh gươm và cành ô liu của TT Kennedy tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu chính trị đồng thanh về sách lược của TT Kennedy như sau: “ Ứng biến tùy khi! Hôm nay thế nầy. Mai thế nọ của năm 1963!. Từng hồi- Gián đoạn- Tất cả trái ngược của một chiê’n lược chính trị có suy nghĩ và cương quyết. Trong thời kỳ của chính phủ Kennedy,chỉ có thuyết nhị nguyên liên tại (dualisme persiste): “Their War-Our War”. Cuộc chiến của chúng nó- Cuộc chiến của chúng ta ». Không quan tâm tới sự cương quyêt xâm lăng của cộng sản Việt nam trong suốt chiều dài của nhiệm kỳ, TT Kennedy chỉ đối mặt với ba chọn lựa chính:

1. Có nên nhúng tay vào Việt Nam để tránh cộng sản chiến thắng không?
2. Có nên ủy thác quân bộ chiến Mỹ hoàn thành nhiệm vụ ấy không?
3. Có nên dành ưu tiên cho giải pháp quân sự chống cộng sản hay cho giải pháp cải thiện chính trị cần thiết hầu được sự ủng hộ của dân chúng miền Nam không?

Sự ngớ ngẫn về tinh thần chống cộng của bọn chính trị xa lông ở Miền Nam Việt Nam đã tạo ra sự nghi ngờ nầy cho chính quyền Kennedy.

Một đêm với TT Diệm qua ghi chép của Nguyễn Mẫu:

1.- « Quốc gia đang trải qua một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Quân lực ta thiếu cán bộ. Các tướng lãnh được người Pháp đặt để trong ý thức dùng thâm niên quân vụ như một yếu tố hợp lý cho sự tùng phục để chỉ huy. Quân đội cần những tướng lãnh có học, có tài, có óc hơn cái gọi là thâm niên quân vụ… »

2.- « Ta cần thời gian để xây dựng quân đội và kiện toàn tổ chức quốc gia hầu ứng phó với CSVN».

3.- « Họ (Mỹ) muốn lật đổ chế độ này để cho lính Mỹ vào Việt Nam. Việt Nam không cần lính Mỹ mà chỉ cần duy trì các quan hệ chính trị quốc tế hiện hữu, dành thời gian cho quân lực trường thành và cho tồ chức quốc gia kiện toàn từ trên xuống dưới »

4.- «Lính Mỹ đến. Lính Mỹ không dẹp được du kích CS. Lính Mỹ không ngăn chận được quân Bắc Việt vào Nam…. Lính Mỹ sẽ ra đi và lính Mỹ để lại xã hội Việt Nam băng hoại thui chột đạo đức cổ truyền ».

5.- « Lính Mỹ đền rồi lính Mỹ sẽ ra đi… Không, ta sẽ chết ở đây cho quê hương. Không, ta sẽ chết ở đây cho đồng bào ruột thịt, Bắc Nam cũng như nhau ».

Những lời nói chót của TT Diệm

1.- Vào một buổi tối, trời đã khuya, TT Diệm đi bách bộ bộ trong vườn, tùy viên Lê Công Hoàn nghe TT nói đi và nói lại một một mìnhnhiều lần: « Sau nhiệm kỳ nầy thì mình xin nghỉ, cũng đã ngoài 60 mươi. Xin nghỉ để về lo phụng dưỡng bà cụ. Ở xa mãi chắc bà cụ cũng buồn ».

2.- Riệng đối với Đại Sứ Cabot Lodge ra mặt chủ động và hách dịch, TT Diệm đập mạnh tay xuống bàn và nói qua sự giận dữ tột độ: « Ông nên nhớ rằng tôi vẫn còn là Tổng Thống của một quốc gia có chủ quyền. Tôi muốn ông phải nghe câu hỏi nầy của tôi, là người Mỹ các ông muốn gì ? Tôi sẽ ở đây, và nếu cần, tôi sẵn sàng chết cho danh dự Dân Tộc tôi ».

3.- Khi Thiều Tá Duệ nhờ tùy viên Lê Công Hoàn trình TT Diệm: « Xin sử dụng toàn bộ lực luỡng lữ đoàn, gồm cả thiềt giáp, đánh chớp nhoáng… Phải đánh ngay để hốt gọn bộ tham mưu của họ trước khi cuộc đảo chánh thu hút thêm những đơn vị khác. Lưc luỡng của lữ đoàn sẽ không khó khăn gì nhiều trong việc áp đảo tân binh quân dịch (hình như nhóm quân nầy tới từ TTHL Quang Trung ? ». TT Diệm sau khi nhìn bào đệ Ngô Đình Nhu rồi trầm ngâm: « Đã đành thì thế nào cũng đổ máu. Rồi vợ con của những đứa bị chết, bị thương sẽ ra sao ? Tiết kiệm xương máu để đánh thằng CS không lợi ích hơn hay sao ? Mi nói với Duệ gọi cho họ coi họ muốn gì ở nơi chính phủ ? Nói Duệ đừng có hành động gì nóng nảy ».

4.- Vào lúc 11 giờ 30 tối ngày 01/11/1963, TT Diệm hội tùy viên Đỗ Thọ và Lê Công Hoàn lại và dặn: « Hai đứa mi, một đứa đi theo tau, một đứa ở lại lo việc canh phòng dinh ». Rồi vào lúc 4 giờ sáng, tùy viên Đỗ Thọ gọi về cho tùy viên Lê Công Hoàn và chuyển lệnh của TT Diêm không biết đang ở đâu: « Nếu hôm nay họ có kéo đến đánh dinh thì nói anh em đừng kháng cự, tránh mọi cuộc đổ máu ». Sau chẳng bao lâu TT đã trở thành người thiên cổ bên cạnh xác cố vấn Nhu, đầy máu me và vết đạn cũng như vêt dao găm, trong thiêt vân xa.

Thời gian và chất liệu đã đủ để ghi công một con người

Từ dạo ấy tới nay đã 45 năm trôi qua. Một chiều dài thời gian, tuy ngắn so với lịch sử của một dân tộc, được xem như đã khá dài so với chiều dài của một đời người. Một khoảng thời gian được xem khá đủ để làm lắng đọng những nét nóng bỏng do các sự kiện đã tạo ra nơi quần chúng. Cũng với thời gian qua, các chất liệu thông tin xem như khá đầy đủ để cho phép có một cái nhìn bao quát về cuộc hành trình của cố TT Diệm trên đường phục vụ quê hương. Lịch sử chỉ có nhiệm vụ ghi lại một cách đúng đắn về cuộc đời một nhân vật cùng các việc họ đã làm được, gồm tốt lẫn xấu. Những nhận xét phải thật công tâm và phải có nền tảng dựa trên các sự kiện có thật. Xuyên suốt cuộc đời của cố TT Diệm là một hành trình phục vụ quê hương. Vào thời điểm của năm 1954, tại miền Nam không ai có thể hơn cố TT Diệm được từ qúa khứ tới con người. Tuy thế, tới nay vẫn còn một bài viêt nặng mùi hẳn học, cay cú và nhục mạ cố TT Diệm. Đó là những nhận xét đầy cảm tính và lệch lạc.

Không ai có thể chối cãi đuợc là cố TT Diệm, lúc về chấp chánh vào tháng 6 năm 1954, đã phải chấp nhận một di sản hấp hối, xem như tuyệt vọng của nmiền Nam. Nhưng đã tạo được những thành tích vẻ vang: Đón tiếp và an cư lạc nghiệp gần 1’ 000’ 000 đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Tiếp đến khai trương một thể chế dân chủ đầu tiên cho Việt Nam. Và cố TT Diệm đã tạo đuợc sự kính nể của nhiều quốc gia trên thế giới đối với chính phủ dân chủ miền Nam non trẻ. Miền Nam Việt Nam từ trước tới nay chỉ có 9 năm dân sung suớng và an lành duới một thể chế dân chủ đầu tiên. Thời gian dưới sự lãnh đạo cửa cố TT Diệm ( 1954 – 1963).

Vào lúc CSVN, được CS quốc tế yểm trợ từ vật chất tới tinh thẩn, đang tấn công mãnh liệt vào miền Nam. Thanh gươm và cành ô liu của cái chính phủ thuộc loại ngu ngốc nhất của Mỹ đã gieo rắc tan nát từ Cuba, qua Lào, rồi tới miền Nam Việt Nam. Bất hạnh chồng chất bất hạnh, cũng thanh gươm ấy đã sát hại cố TT Diệm và hai bào đệ của Ông. Nhưng chính phủ ấy đã không có can đảm nhìn nhận đã ra lệnh ấy. Một tồi tàn của tận đáy của tồi tàn.

Tưởng niệm và vinh danh tinh thần Ngô Đình Diệm

Gần ba chục năm gian khổ tìm đường sống cho dân tộc và quốc gia miền Nam Việt Nam, cố TT Diệm đã tạo được một ý thức cao độ về ý niệm danh dự, uy tín và chủ quyền của quốc gia Việt Nam. Trong tương quan với nước Mỹ, dầu là một quốc gia viện trợ sinh tử cho miền Nam chống cộng, nhưng cố TT Diệm đã chấp nhận cái chết, chứ quyết không chịu bất cứ một chà đạp nào trên danh dự của quốc gia Việt Nam. Cố TT Diệm đã chọn cho mình một tư thế cũa một thủ lãnh miền Nam Việt Nam trên trận tuyến chống cộng sản, quyết không phải cúi mặt khi thương thuyết. Suốt thời gian chấp chính 9 năm, cố TT Diệm đã không quản ngại vất vả và nguy hại tới tính mệnh, luôn kinh lý tìm hiểu tầt cả sự tình dân gian. Một vị Tổng Thống có một không hai dùng đồng lương của mình để ủng hộ xây đắp chùa chiền và hàn huyên với các chân tu tại chùa Từ Đàm khi có dịp về Huế. Một vị Tổng Thống luôn chấp nhận thiệt thòi cho chính bản thân, để tránh đổ máu cho lính tráng trong chính biến 63. Sự thiệt thòi nầy được thể hiện qua nấm mộ sơ sài của Ông tại Lái Thiêu.

Cố TT Diệm đã để lại cho hậu thế một di sản cao quý: Vì dân, vì nước hy sinh tính mạng mình. Trong hàng ngũ các nhà dân chủ hôm nay, thử hỏi có bao nhiêu người can đảm chấp nhận thái độ quyết liệt và dứt khoát như cố TT Diệm, khi phải đối phó với kẻ thù đáng sợ nhất?

Theo Hồng Lĩnh (Thx Tiến Huy for entry)

No comments:

Post a Comment