Wednesday, April 29, 2009

Dự kiến về Kinh Tế VN

Dai Viet, X-cafe
Sơ lược

Việt Nam sẽ đối mặt với những căng thẳng, nguy cơ xã hội sẽ tăng thêm khi kinh tế chậm đi và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Thâm thủng ngân sách của Chính phủ càng lớn trong năm 2009 khi ban hành gói kích cầu. Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc gia chậm đi trong sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu.

Con số tăng trưởng thực cuả GDP tại Việt Nam giảm tới 2,7 % năm 2009 nhưng sẽ đạt 3,8 % trong năm 2010.

Giá lương thực và nhiên liệu trên toàn cầu trong dự kiến sẽ giảm và nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ yếu đi. Kết quả là lạm phát sẽ xuống đến 15,5 % năm 2009 và 12,2% vào năm 2010.

Thâm thụt thương mại và dự trử ngoại tệ nhỏ đi.

Sau đây là các nhận định về chính trị, tăng trưởng, chính sách, lạm phát, tiền lời, tỷ giá ngoại tệ, thị trường BDS và CK VN

Chính trị:

Có thể có những thay đổi nhỏ trong nước, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy người dân sẵn sàng cho một sự thay đổi chính trị quan trọng . Tuy nhiên, sự ổn định chính trị không được bảo đảm. Chính phủ hiện đang đối mặt một thử thách nghiêm trọng vể khả năng quản lý nền kinh tế và nguy cơ biểu tình trên một quy mô nhỏ có thể xảy ra khi kinh tế yếu đi và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Chính phủ nhận biết được rằng sự ổn định xã hội là quan trọng nếu muốn duy trì quyền lực cai trị và vì vậy có khả năng chi tiêu nhiều hơn về các chương trình phúc lợi xã hội.

Hơn nữa, chính phủ phải đối mặt vơi sự kiện là sự phản đối đồng loạt của các thành phần dân chúng trong việc khai thác bo-xit ở tây nguyên và vấn đề người lao động nước ngoài tràn ngập trong nước trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong nước gia tăng.

Đối ngoại:

Chính sách "làm bạn với tất cả" của Việt Nam thúc đẩy kinh tế phát triển qua việc gia tăng ngoại thương và đầu tư từ nước ngoài. Mặc dù có khả năng gia tăng việc bảo hộ mậu dịch, chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh tự do thông thương.

Việt Nam vừa ký bản hợp tác trong tháng Mười hai với Nhật Bản, một động thái giúp cải thiện quan hệ song phương sau scandal tham nhũng liên quan đến viện trợ từ Nhật.

Hiện có những đàm phán với EU sau các cuộc hội thảo về một thỏa thuận tự do thương mại giữa Hiệp hội Đông Á Châu Quốc (ASEAN) và Châu Âu. Một thỏa thuận như vậy sẽ gia tăng đáng kể cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Việt Nam vừa rồi mới có chuyến thăm viếng Nhật bản của Nông Đức Mạnh và HongKong của Nguyễn Tấn Dũng không ngoài những mục đích kinh tế.

Đối nội:

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra những thách thức mới cho chính sách của chính phủ, buộc lảnh đạo phải thay đổi từ vấn đề kềm chế lạm phát chuyển qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ gần đây đã công bố một gói kích cầu trị giá một tỷ Mỹ Kim, khoảng một nửa trong số đó sẽ được chi tiêu vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thởi đề nghị giảm thuế. Tuy nhiên, các biện pháp tài chính như vậy không đủ để cho phép chính phủ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho GDP 2009. GDP giảm.

Chính phủ cũng vừa bán 1 số lượng lớn công trái phiếu để có đủ tiền bơm vào nền kinh tế. Nhưng số lượng lớn công nợ này cộng thêm sự thâm thủng ngân sách làm tăng lải xuất và giảm mức độ tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp tài chính tiền tệ để khuyến khích các hoạt động kinh tế.


Kinh tế:

Theo các phân tích về kinh tế toàn cầu trong những tháng gần đây, tăng trưởng GDP của thế giới sẽ chậm lại đến 0,8% trong năm 2009, trước khi tăng đến 2,4% vào năm 2010. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu bằng 1-2%. Trung Quốc cũng không tránh được cơn khủng hoảng kinh tế, và GDP xuống 6% năm 2009. Xuất khẩu Việt Nam đối mặt với áp lực nghiêm trọng năm 2009 vì nhu cầu tiêu thụ suy giảm. Giá dầu thô (Brent Blend) sẽ xuống đến US $ 35/barrel trong năm 2009, từ US $ 97 năm 2008. Mặc dù xuất khẩu dầu mỏ chiếm một phần lớn của tổng số doanh thu xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập khẩu các loại sản phẩm từ xăng dầu, và, vì vậy, các khác biệt giá cả sẽ không có tác động lớn trên số thặng dư thương mại. Tuy nhiên, giá nhiên liệu giảm sẽ giúp bớt áp lực cho lạm phát.



Nền kinh tế của Việt Nam bị mất đà trong năm 2008, với GDP của cả nước 6,2%, so với 8,5% trong năm 2007, dự đoán 2,7% trong năm 2009. Tốc độ tăng trưởng sau đó sẽ lên đến 3,8 % vào năm 2010. Những con số trên được tính toán theo những tài liệu tổng hợp từ nhiều nguồn


Bảng ví dụ về GDP của Hoa Kỳ

Lạm phát:

Lạm phát giá tiêu dùng đã giảm. Tuy nhiên lạm phát vẫn còn cao, khoảng 18% vào tháng hai năm nay. Chính sách tiền tệ gần đây tạo thêm áp lực lên lạm phát, đặc biệt là tiền đồng giảm giá so với đô la Mỹ, làm cho hàng nhập khẩu đắt tiền hơn. Tuy nhiên, giá thực phẩm và nhiên liệu thế giới giảm đáng kể và nhu cầu tiẻu thụ trong nước dự kiến yếu đi. Do đó, lạm phát được dự kiến sẽ xuống đến 15% năm nay và 12,2 năm tới khi mải lực vẫn yếu. Tuy nhiên trong trường hợp chính phủ cho in tiền để chi trả thì lạm phát phi mã có thể gia tăng trở lại vào quý 4 tức là gần cuối năm.

Lãi suất, BDS và TTCK

Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu tiền đồng và cả tiền Mỹ nhằm huy động số ngoại hối dự trử trong dân chúng. Hiện các ngân hàng đang huy động tiết kiệm tiền gởi bặng ngoại tệ khoãng 2.5-3%, Lãi suất huy động VND lên đến đỉnh 8,8%/năm trong tháng 3 và nhiều khả năng vẫn chưa dừng lại khi có thêm nhiều ngân hàng tiếp tục tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm đẩy mạnh huy động vốn. Ngoài ra một sự thao túng thị trường của các thế lực tài phiệt nào đó- có thể là các quỷ đầu tư nước ngoài- với cở hơn 600 ngàn tỷ gây áp lực và lủng đoạn đến thị trường chứng khoán và hối xuất. Các biện pháp quản lý vĩ mô yếu kém của chính phủ trong những năm trước đã tạo những mối nguy hiểm tiềm tàng trong thị trường tài chính và sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường là những vấn nạn cần tập trung nghiên cứu và tái lập một sách lược hửu hiệu là ưu tiên của chính phủ.

Tỉ giá :

Sau khi kiểm soát sự mất giá của tiền đồng so với đô Mỹ vào giữa 2008, chính phủ đang thả nổi tiền đồng để gia tăng xuất khẩu cộng thêm việc tiền Mỷ lên giá so với các đồng tiền lớn gần đây. Ngân hàng Nhà nước trong tháng mười một lần nữa tăng biên độ giao dịch.Đơn vị đồng được set để tiếp tục yếu trong 2009-10, nhưng sẽ có một mức độ giao động lớn hơn và khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng biên độ giao dịch hơn nữa. Dự đoán giá trị của đồng so với đô la Mỹ sẽ giảm khoảng 8% trong năm 2009, và sẽ tiếp tục giảm với một tốc độ chậm vào năm 2010.

No comments:

Post a Comment