Sunday, April 26, 2009

Phân biệt Core Duo, Core 2 Duo và Core Solo

Có lẽ đến nay những cái tên như Core Duo đã quá quen với mọi người, tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn giới thiệu để các bạn có được một số kiến thức cơ bản về phần cứng mà có lẽ đã sử dụng nhưng chưa thực sự biết hết những ưu nhược điểm của nó.

Core Duo (được biết đến với tên mã là Yonah) là CPU dual-core đầu tiên của Intel nhằm cho thị trường di động, nghĩa là bên trong nó có hai CPU hoàn thiện. Kỳ lạ ở chỗ nó cũng là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel được chấp nhận bởi Apple Computer. Trong bài này, chúng tôi sẽ thể hiện những tính năng chính của Core Duo và Core Solo cùng với bảng các mô hình đã phát hành.

Image

Hãy cẩn thận đừng nhầm lẫn giữa Core Duo với Core 2 Duo. Core Duo là một tên thương mại cho Pentium M processor có hai lõi xử lý và được sản xuất dưới công nghệ 65 nm, còn Core 2 Duo là tên thương mại cho bộ vi xử lý có tên mã là Merom (cho các máy laptop) hoặc Conroe (cho các máy desktop), sử dụng kiến trúc mới lõi siêu nhỏ, đây là kiến trúc tương tự như kiến trúc siêu nhỏ được sử dụng trong Pentium M nhưng có thêm nhiều tính năng được bổ sung mới.

Trong thực tế Core Duo là một bộ vi xử lý Pentium M với hai lõi và được sản xuất bằng công nghệ 65-nm (Pentium M hiện đang được sản xuất bằng công nghệ 90nm). Để có được sự am hiểu hơn về Core Duo, chúng tôi khuyên bạn nên đọc các hướng dẫn về công nghệ Dual Core và kiến trúc Inside Pentium M của Intel để từ đó có thể so sánh Core Duo với Pentium M.

Có một ưu điểm có thể thấy ngay được ở đây là mặc dù có đến hai CPU bên trong cùng một gói nhưng kích thước chân của Core Duo hầu như tương tự với Pentium M. Điều này có nghĩa rằng chi phí cho việc sản xuất Core Duo cũng tương đương như Pentium M - chip một lõi. Core Duo có đến 151,6 triệu transistor và chiếm đến một vùng diện tích 90.3 mm2, trong khi đó Pentium M có 140 triệu transistor chiếm diện tích 87.66 mm2. Ở đây bạn cần nhớ rằng Core Duo được sản xuất dưới công nghệ 65-nm trong khi đó Pentium M được sản xuất dưới công nghệ 90nm.

Image

L2 memory cache của Core Duo là 2MB và được chia sẻ giữa hai lõi của nó (Intel gọi đó là L2 thực thi “Smart Cache”). Ví dụ trên Pentium D 840, một dual-core CPU, L2 memory cache 2 MB của nó được chia đều cho hai lõi vì vậy mỗi lõi chỉ có thể truy cập 1MB. Điều đó có nghĩa là Pentium D có hai L2 memory cache 1MB trên mỗi lõi. Trên Core Duo chỉ có một cache 2MB, cache này được chia sẻ giữa hai lõi. Cũng như vậy Core 2 Duo sử dụng kiến trúc tương tự như kiến trúc được giới thiệu trong Core Duo.

Image

Với một cache nhớ chia sẻ, số lượng cache nhớ mà mỗi lõi sử dụng không bị cố định. Cùng với đó là 2MB cache nhớ nên một lõi này có thể sử dụng đến 1,5MB còn lõi kia sử dụng 512KB còn lại tại một thời điểm nào đó (ví dụ như vậy). Nếu trên một CPU dual-core với hai cache nhớ L2 biệt lập thì lúc này sẽ bị thiếu bộ nhớ cache vì chúng chỉ có trên mỗi lõi 1MB, chính vì vậy nó cần phải truy cập trực tiếp vào bộ nhớ chậm hơn đó là RAM để tìm nạp dữ liệu cần thiết, chính điều đó làm giảm hiệu suất của hệ thống. Trên các CPU có cache chia sẻ, mỗi lõi có thể cấu hình lại kích thước một cách đơn giản về số lượng cache nhớ mà nó đang sử dụng.


Một ưu điểm khác về cache nhớ L2 chia sẻ là nếu một lõi đã tìm nạp dữ liệu (hoặc một lệnh) và đã lưu nó trên cache L2 thì lõi kia có thể sử dụng những thông tin đó. Trong các CPU dual-core với cache tách biệt thì lõi thứ hai kia vẫn phải lặp lại quá trình mà lõi thứ nhất đã thực hiện, chính vì vậy sẽ làm giảm hiệu suất của hệ thống.

Các tính năng chính của Core Duo được liệt kê dưới đây:
  • Công nghệ Dual-core
  • Tên mã: Yonah
  • Có đến 151,6 triệu transistor trên bề mặt diện tích là 90.3 mm2
  • 32 KB cache lệnh L1 và 32 KB cache L1 dữ liệu
  • 2 MB cache nhớ L2 chia sẻ giữa hai lõi
  • Socket 478 hoặc 479
  • Công nghệ sản xuất 65nm
  • Bus mở rộng 667 MHz (166 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp) và 533 MHz (133 MHz cho việc truyền tải bốn lần trên mỗi chu kỳ xung nhịp).
  • Công nghệ ảo hóa
  • Công nghệ vô hiệu hóa thực thi
  • Công nghệ SpeedStep nâng cao
  • Hỗ trợ tập lệnh SSE3

No comments:

Post a Comment