Friday, June 19, 2009

Cuộc Chiến TC-VC Bí Mật 1984 :


Cuộc Chiến TC-VC Bí Mật 1984 :
TQ Đánh, VN Mất Núi Lão Sơn

VietBaoOnline, 21/01/2006, Cập Nhựt 15/12/2008
CSVN Đã Bưng Bít, Giấu Nhẹm Thông Tin Về Cuộc Chiến Thứ 2

Beijing -- Có phải hiệp định biên giới Việt-Hoa đã ký chỉ là để hợp thức hóa các vùng đất TC (xin đọc là Tàu Cộng) đã chiếm của Việt Nam, mà chế độ CSVN đã không có cách nào chiếm lại nổi ?

Có phải, Hiệp định trên bộ đã ký vào ngày 30/12/1999, còn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã ký vào ngày 25/12/2000, chỉ là để chính thức tặng luôn cho Hoa Lục các vùng đất mà CSVN không tái chiếm nổi, và đành chịu mất luôn nhiều ngàn (hay chục ngàn ?) cây số vuông để làm lại ranh giới, cắm mốc lại biên giới ?

Cuộc chiến biên giới Hoa-Việt thực sự không hề kết thúc cuối thập niên 1970s như Hà Nội nói, mà thực ra còn dai dẳng suốt trong thập niên 1980s, theo tiết lộ của cuốn sách “Secret Records of Sino-Vietnamese War” của ba tác giả TC -- Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming.

Nhưng CSVN đã bưng bít thông tin, giấu nhẹm các chi tiết về các trận đánh những năm 1984-1988 khi Hồng Quân TC tấn chiếm một số vùng rừng núi tỉnh Hà Giang của VN, đặc biệt trong đó nổi bật là cuộc chiến giành núi Lão Sơn trong lãnh thổ VN, theo các tiết lộ từ phía TC.

Trong trang web “China Defense” (Quốc Phòng TC, nơi link :


http://china-defense.com/history/laoshan/laoshan_1.html

có đăng một phần chương 2 của cuốn sách trên, chương này nhan đề “The Battle of Mountain Laoshan, Second Sino-Vietnamese War” (Trận Đánh Núi Lão Sơn, Cuộc Chiến Hoa-Việt Thứ Nhì).

Theo trang này, bản dịch ra Anh Ngữ là của Xinhui, trong đó có dè dặt ghi rằng, “Bản phúc trình này viết bởi một Trung Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Đội Nhân Dân TC trong Cuộc Chiến Hoa-Việt Thứ 2. Tôi không biết có bao nhiêu phần trong này đúng sự thực nhưng nó cho thấy gần đúng với những gì tôi đã đọc về Cuộc Chiến Hoa-Việt Thứ 2. Bản phúc trình này cho nhiều chi tiết.

“Ghi Chú :

“Núi Laoshan (Lão Sơn), cao 1422 mét trên mặt biển. Tiếng Hoa có nghĩa là Núi Già. Nuí này nằm trong lãnh thổ VN, gần biên giới TC. Sau Cuộc Chiến Hoa-Việt 1979, núi Lão Sơn được quân VN dùng làm điểm xuất phát để thực hiện các trận đánh lớn vào TC.

“Đầu năm 1984, trung đoàn chúng tôi nhận lệnh chiếm Nuí Lão Sơn. Ngày 18/02, tiến tới Ei-Liang. Ngày 20, tới đồi Ma-Sho Hill. Rồi 40 ngày chuẩn bị.

“Tới ngày 01/04/1984, ba đại đội tham dự “chiến dịch 142”, họ bắn vài phát và rồi lui quân để buộc quân địch bắn trả và làm lộ vị trí chúng. Chúng tôi dùng súng nặng để trấn áp. Ngày 26/04, mọi thứ sẵn sàng và Đơn Vị Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 thành lập.

“Để đặt 1 căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân ban đêm. Không ai làm tiếng động nào. Chúng tôi gỡ các khẩu Type 85. Chúng tôi ráp súng lại, sau khi đưa tới căn cứ hỏa lực. Dàn hỏa lực chỉ cách quân địch (CSVN) có 500 mét. Để giúp nhìn thấy đường lộ trong bóng đêm, tấm drap giường trắng được sử dụng. Súng của chúng tôi đặt kế bên phải 1 căn nhà hoang. Đại Đội 4 (để khiêu khích) quá gần quân địch (CSVN), chỉ cách 400 mét, và đaị đội này sẽ bắn thẳng.

“Vào ngày 28/04/1084, vào lúc 05:50 giờ sáng, pháo binh bắt đầu nổ. Sau 34 phút bắn pháo dồn dập, mặt đất rung chuyển. Vào lúc 06:24 giờ, bộ binh (TQ) xông lên ngay khi ngừng pháo. Quân VN phản ứng liền trong 2 phút. Loạt súng đầu bắn hạ Trung Đội Trưởng. Anh là đồng chí đầu tiên chết ở Lão Sơn. Chúng tôi bắn hỗ trợ cho bộ binh. Bộ binh chúng ta tiến lên, nhảy từ thùng đạn này sang thùng đạn pháo khác. Sau 9 phút, họ chiếm được điểm cao 662,6. Và 54 phút sau, Núi Lão Sơn rơi vaò tay chúng ta. Vào 15:30 giờ chiều, khoảng 20 đỉểm cao khác ở phía đông của điểm cao ngọn đồi 662,6 cũng bị chúng ta chiếm. Chúng tôi cũng bắn cháy xe tăng quân địch với 5 quả pháo bắn thẳng ...”

Bài viết còn dài, với các diễn tiến tương tự có tính quân sự.

Cuộc chiến này kéo dài từ 1984 tới năm 1988 thì êm súng. Nhưng dân chúng Việt Nam hoàn toàn bị bưng bít thông tin, không ai biết gì về trận đánh Lão Sơn.

Có phải hiệp định biên giới chỉ là để hợp pháp hóa các vùng đất bị Hoa Lục chiếm, mà CSVN không giành laị nổi ? Và vì sao Hà Nội không "vinh danh các anh hùng gìn giữ đất mẹ ở tỉnh Hà Giang".

Điều cần ghi nhận : Không có nguồn tin độc lập nào khác ghi nhận về Cuộc Chiến Hoa-Việt Thứ 2. Có phải Hà Nội đã bưng bít thông tin kỹ tới nổi ngay cả các hãng thông tấn AFP, AP, Reuters cũng không hề biết ?

Cũng cần ghi nhận thêm, năm 1984, CSVN còn bị Mỹ cấm vận và Hà Nội vẫn chưa chịu mở cửa để hội nhập quốc tế, nên các luồng thông tin còn bị ngăn sông cấm chợ cùng với các mặt hàng khoai, sắn, bắp, bo bo ... ?

Phần thông tin trên do phóng viên Việt Báo trích dịch từ web http://china-defense.com.

Độc giả có thể tham khảo thêm bằng bản tin do thông tấn Viet-Land News tổng hợp, ở link :

với bài viết nhan đề :

“Bí Mật Lịch Sử : Trung Cộng Công Khai Đánh Chiếm Việt Nam Vào Những Năm 1984 đến Năm 1989, Đảng CSVN Đã Giấu Nhẹm Chuyện Nầy Với Nhân Dân Và Tổ Quốc Việt Nam.”

Thiết tưởng, nhà nứơc CSVN cần phải bạch hóa về các thông tin này. Nếu thật sự đã phải mất đất cho, thì hãy thành tâm sám hối, và động viên toàn dân chuẩn bị quốc phòng chu đaó hơn, đặc biệt là phải đổi sang chế độ dân chủ pháp trị mới mời gọi toàn dân toàn lực toàn tâm giữ đất được. Đặc biệt cũng phải xem lại gián điệp TC có thể đã gài bẫy ông Lê Đức Anh và Tổng Cục 2...

Vì sao mất đất mất biển mà toàn dân không được quyền biết ?
(Top)

* * * * *

Trận Lão Sơn trong cuộc chiến Trung-Việt lần 2 năm 1984
Trần Trung Đạo dịch từ bản Anh Ngữ của Xinhui, VietLandNews 21/01/2006

Lời người dịch: Thời điểm là đầu năm 1984. Bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông, mối tình hữu nghị thắm như rạng đông” của Đổ Nhuận không còn được hát trong những chương trình Hoa Ngữ của đài phát thanh Hà Nội. Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất đã chấm dứt. Cả hai bên, vì lý do khác nhau, đều không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết, nhưng trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra. Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ. Bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Cộng. Mặc dù nhiều đoạn không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Cộng vẫn không từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ. Đồng thời, những lời kể cũng nói lên sự bất lực của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam chỉ biết cúi đầu thần phục, chỉ biết hối lộ tham nhũng, sống xa hoa trên sự nghèo đói của nhân dân và không biết nhục khi nhìn đất nước từng mảnh đang rơi vào tay Trung Cộng.

Bài tường thuật do môt Trung Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Đội Nhân Dân TC trong cuộc chiến Trung-Việt lần thứ hai. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt lần thứ hai. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.

Lưu ý : Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ Việt Nam gần biên giới TC. Sau cuộc chiến 1979, Việt Nam đã xử dụng đỉnh Lão Sơn như một trạm xuất phát, nơi các lực lượng Việt Nam điều hợp các cuộc lục soát lớn vào Trung Cộng.

Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng nhận lịnh phải chiếm mủi Lão Sơn. Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập “Đề án 142”. Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đủa, và qua đó, để lộ vị trí.

Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo địch. Ngày 26 tháng Tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.

Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. Tầm hỏa lực chỉ cách địch quân 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng đọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với địch quân, chỉ cách địch 400 mét và trong tầm bắn thẳng.

Ngày 28 tháng 04, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng địch bằng 5 phát pháo trực xạ.

Ngày 11 tháng 06, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của địch ngăn chận. Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị địch quân tràn ngập. Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, địch quân mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa.

Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân địch. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân thù. Đến 3 giờ chiều, quân địch không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội địch quân đã không thể rút về vị trí của chúng.

Ngày 12 tháng 07, địch quân phản kích.

Sau 11 tháng 06, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắn chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.

Ngày 12 tháng 07, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.

Chúng tôi quả quyết địch quân sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của địch quân và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó.

Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy địch quân, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông.

Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lịnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lịnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lịnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sỉ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.

Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.

Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Địch quân cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.

Ngay khi địch quân tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tu.c. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.

Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều địch quân, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.

Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.

Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.

Ngày 14 tháng 07, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.

Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.

Trần Trung Đạo
(Top)

* * * * *

The Battle of Mountain Laoshan, Second Sino-Vietnamese War translated by Xinhui

This report was written by a PLA Artillery Regiment commander during the Second Sino-Vietnamese war. I am not sure how authentic it is but is petty close to what I had read from the Second Sino-VN war. This report does give great details.

Note :
Mountain Laoshan, height 1422 meter above sea level. Laoshan means "The Old Mountain" in Chinese. Mt. Laoshan is located inside Vietnamese territory near the Chinese border. After the 1979 Sino-Vietnamese War, Mt. Laoshan has been used as a stage point for Vietnamese forces to conduct large scale raids into China.

Early 1984, our regiment (Regt) received order to take Mt. Laoshan. Feb. 18, advanced to Ei-Liang. 20th to Ma-Sho Hill. Then 40 days of preparation. April 1, 3 companies were join the "142 project", they fire a few around and then retreat to forces enemy to return fire and give out their position. We use heavy guns to suppress them. April 26, everything is ready and the 119th Artillery Task Force were created.

To take a fire base, we advanced at night. No one can makes any sound. We took apart the Type 85 gun. We reassemble it after we moved it to the firebase. The fire OP is only 500 meter away from the enemy. To help to see the road during darkness, white bed sheet were used. Our guns were park next to the right side of an abandoned house. 4th Company (Coy) was so close to the enemy, only 400 meters away, it will act as direct fire.

April 28, 0550, artillery fire began. After 34 minutes of artillery Bombardment, the earth started to move. By 0624, infantry started to attack right after the Bombardment stop. The VN force reacted in two minutes. First shoot took out the platoon (Plt) leader. He is the first comrade to die at Laoshan. We gave support fire for our infantry. Infantry advanced by jumping from one shell crater to another. After 9 minutes, they took the 662.6 high ground. 54 minutes later, Mt. Laoshan was in our hands. By 1530, the 20 or so high grounds east of 662.6 high ground was in our hands also. We also knock out an enemy tank with 5 direct artillery hits.

June 11, 0300, a single flare was fired into the dark sky. We begin to question what was going on. For half an hour, we could not connect to other units with telephone calls. 2nd coy was also cut off. Only one Plt commander reported in and order us to fire. We refused because our men are up there. We ordered 5 recon troop from 2nd Btn to the front, but they where push back by enemy fires. Sunrise, recon commander with a Plt of recon also get push back. At this point we knew our forward position has been by over ran by enemy. 0530, with the support of a howitzer Bnt, we launched our counterattack. Within half an hour, we took our position back. 0600, next wave of enemy started their attack. Our infantry kept calling for arty fire supports. 500 to 600 enemy troops were attacking our lines when our multiple rocket launchers (MRL) began to fire. We were able to hold our positions with estimated 100 enemy killed. A second howitzer Btn join the bombardment. Until 1500, enemy forces were unable to reach our line. A reinforced enemy company was trying to cross the river and attack our flank. The division (Div) commander ordered me to fire. We first fire 10 degree to the left and then 10 degree to the right. The enemy company did not made it back to their side ...

July 12, Enemy Counter Attack.

After June 11, we have learn our lesson. All tubes were under my command. The 82mm mortar is under Btn command. 100mm mortars were dig in and under my direct command. 12 artillery companies, including 4 tank companies were divided to each troop. The added firepower were directed to routes of most likely enemy advance. Those paths were divided up. Each coy is in charge a selection of the path. Two companies will fire at the main road to slow down the enemy advance. Three MRL companies were stationed in 152 high ground. One of them will be command by Li Hai-Ren. The code name for firing was Wild Boar.

We knew what the attacking enemy units were by July 12. Our guess were the VN 356th Div's two Regt, one Regt from the 316th Div, and 6 other independent regts will take part.

We also predicated the enemy will attack at 0500. At 0000, we had 2.5 times of normal ammo ready for our artillery. 0300, HQ give out 3 locations and ordered 3 arty companies to fire at them randomly.

After the fire salvo, I spoke to the infantry Regt commander Chang Yo-Hop. I asked him if he was the enemy commander where would be the most likely area to attack? He pointed out to the a 300 meter clearing to the north of the rive.

I agreed with him and order 6 arty companies to target 1000 meters around that area. I reported this decision to the arty command. The vice Div commander gave me the go ahead. I ordered the guns to fire a salvo every 10 minutes. After the second salvo, nothing seem to happen &((&@)! (deleted Chinese dirty words). I order flares to fire and the result was nothing. Wasted ammo. HQ ordered us to stand down. It is after 0300, many troops went directly to sleep.

Only later that we have found out the VN attacking force was only 500 meters away from our line. Two VN Btn commanders were kill on the spot. Even without their commanders the VN troops did not give out their position. Even their wounded did not scream. They quickly move the wounded out of the area after the flare went down. Their discipline was unbelievable.

0500, all hell broke lose. Fire fights happened at all points. We also got our first POW at this point after had causing heavy casualties on the enemy. From the POWs, we had found out what happened in earlier evens. The enemy force was so discipline that they launched their attack by following the time table even without their Btn commanders. The enemy also did an excellent job in avoided detection. They did not even use any wireless communications before their assault.

Once the enemy started the attack, the front called for fire support. I was worry about hitting our own men. HQ reminded me to shield off the front line by firing at the second wave. The first wave of attack was usually only a coy strength. Where as the rear could be a whole Regt supporting it. Our MRL fire 13 salvos nonstop. In addition to 85mm howitzer, 100mm mortar, 152mm howitzer had also joined the fire support.

We fire 200 meter ahead of the front at six points. From left to right and back to the left again. Our artillery fires created a firewall around our front. We killed many enemies and some of our tubes were growing bright red. That day, our Regt fired over 10,000 rounds.

By noon, all our rounds have been expended. When this info reached Chang Yo-Hop, he was not happy. Without our arty firewall, there was no way to stop another attack by those six VN regiments. I already ordered ammo replenishment since the early morning when the first shot were fired.

When 470 truckloads of ammo arrive at 1300, VN forces already took over the 164 high ground. One of their Btn was down to only 6 people left and they were still keep going. A counter attack was conducted right away by our infantry. The heavy artillery bombardment just prior to our counter attack took 2 cm off the top soil on that hill. The hill was back in our hands in 15 minutes. VN force refuses to gave up. Waves and waves of the enemy infantry were sent back up the hill. After it was over, we counted around 3700 enemy dead bodies were left on the battlefield. Our divison commander, who was a veteran of the civil war, he said he never saw that many dead bodies since that war. We took the weapons and the belt off each VN body and gave them to each one in our Regt. That night, 7 of us in the Regt command with Chang Yo-Hop smoked 4 packs. We could not eat. We just keep drinking until 4 cases of "Spirits" were gone.

July 14, we gave signal to let the VN to recover their dead. We ask them to carry a red cross flag, under 50 people and no weapons. 60 to 70 VN troops showed up and without any flag. Once we notice they were breaking the agreement by carrying an AA gun, we open fired. We did not care. None of the 60 survived. No more recovery detail was conducted afterward. It was summer, hot and rainy. No one can stand the dead bodies anymore. We had to send our anti-chemical units out to burn all those bodies with flame throwers.


We received this from one of our reader (thanks Owl) :

"I don't know if any of you know this, but the account of the battle of Lao Shan in 2nd Sin-Vietnamese war that Xinhui was good enough to translate is actually exerpts from the second chapter of a book called "Secret Records of Sino-Vietnamese War".

The entire book deals with border clashs with Vietnam from '84 - '88. It's is filled with interviews with combat vet from that conflict. In it you will find harrowing accounts of combat, with all of the horror and blood. There very little glorification of soldiers one find common in gov't publications concerning war. There are accounts of artillery duels, squad level sneak probes, multiple regimental assualts, mine warfare, etc. There are detailed descriptions life in fortifications on the frontline, where the outposts of the two sides are interwined and often within yards of each other. Terrible living conditions in the Mao'Er Dongs (Cats Ear Holes that served as fortifications), where your only companions are holemates, and pythons, cobras, and cat sized rats. Half canteens of water shared by a squad for three days. I found the accounts genuine, not embellished products of the Propaganda Department.

Unfortunates, you must be able to read simplified Chinese, and have GB decoding program. No quick and dirty Alta Vista translations please. Those are terrible. The programs simply can't handle the difference in grammer between Chinese and English, and bad with names (Deng Xiaoping to Deng Small Peace) ... "
(Top)

* * * * *

Trận Đánh Bị Mất Lão Sơn 1989

Bí Mật Lịch Sử : Nợ Máu Xương Hoa-Việt Mà VC Vẫn Còn Giấu Diếm

TC công khai đánh chiếm VN vào những năm 1984- 1989,
VC Đã Giấu Nhẹm Chuyện Nầy Với Nhân Dân Và Tổ Quốc VN

Một bạn đọc của Vietnam Exodus và VietLand mới đây đã gởi đến cho chúng tôi một số tài liệu liên quan đến vấn đề chiến tranh và biên giới Hoa-Việt. Đây không phải cuộc chiến xảy ra vào năm 1979 khi Đặng Tiểu Bình xua quân qua biên giới để dạy cho cộng sản VN một bài học phản bội, mà đây là cuộc chiến thứ hai ác liệt hơn giữa Trung Cộng-Việt Nam ở cấp sư đoàn xảy ra từ năm 1984 đến năm 1989 tại núi Lão Sơn. Núi Lão sơn có đĩnh cao 1800, 1509 nằm sâu trong tỉnh Hà Giang, thuộc vùng Vị Xuyên-Hà Tuyên và trận chiến kéo dài từ 1984 cho đến 1989, cho đến nay là năm 2006, đỉnh cao 1800 hay núi Lão Sơn vẫn bị Trung cộng chiếm đóng ngay trong tỉnh Hà Giang thế nhưng CSVN-Trung cộng vẫn im hơi lặng tiếng !

Bức hình chụp từ núi Lão Sơn vào năm 2004 (phía trên cùng) đã cho thấy núi Lão Sơn hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Trung Cộng. Bức hình này được trích từ http://forum.axishistory.com/index.php

Đến năm 1989 thì cả Trung Cộng và Việt Nam đồng ý ký hiệp ước hoà bình và phân định biên giới, qua đó núi Lão Sơn và những rặng núi bên cạnh trước kia của Việt Nam nay được trao cho Trung Cộng kiểm soát. Về phần này có thể đọc bài Brothers in Socialist Solidarity part 2 của tác giả Jing tại địa chỉ trang nhà :

http://www.thosewhodare.blogspot.com/2005_04_01_thosewhodare_archive.html


Nhìn vào bản đồ đính kèm của Việt Nam và nếu từ tỉnh Hạ Giang nơi có núi Lão Sơn mà ta kéo một đường nối thẳng tới tỉnh Lạng Sơn ở phía Đông, chúng ta sẽ thấy gì ? Có phải đây là phần đất mà Việt Nam bị mất vào tay của Trung Cộng ? Câu hỏi kế tiếp là cột mộc biên giới hiện nay theo quy định mới nhất thì cắm thế nào ? Trên thực tế thì chúng ta thấy Lão Sơn vẫn tnằm trong sự kiểm soát của Trung Cộng.

Đối với những người chiến binh cộng sản tham dự trận đánh tại Lão Sơn, đây là những tiết lộ của họ :

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở BÌNH ĐỘ 1100 (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)

của đại đội 2, tiểu đoàn 1, trung đoàn 2, sư đoàn 3, quân đoàn 14 Quân khu 1.
Ngày 02/12/1985.
(Nguồn : KNCĐ).

Địa Hình

Nơi xảy ra chiến đấu là bình độ 1100 nằm trên dãy núi đất 1509, cách đỉnh 1,5 km. Giữa bình độ 1100 và 1000 là mỏm 1050. Phía tây bắc bình độ 1100, cách 50m là đồi tiền tiêu, chỉ cách địch 100m là nơi hai bên thường tranh chấp, bên trái đồi tiền tiêu là đồi chè địch có thể đánh vào sườn trái trận địa. Ngang với đồi chè, cách 800m về phía tây, giữa bình độ 1200 và 1100 là đồi Không Tên, có thể ngăn chặn địch vu hồi vào sườn trái hoặc luồn vào phía sau. Trong khu vực pháo hai bên bắn phá nhiều nên bề mặt đất tơi vụn, chỉ còn ít cây cối. Hàng ngày thường có sương mù từ chiều đến 7-8 giờ sáng, hôm tác chiến có sương mù cả ngày.

Tình Hình Địch

Tháng 04/1984, sau khi chiếm 1509 và 722, địch tiếp tục lấn sang đất ta đến bình độ 1200 phải dừng lại, xây dựng trận địa phòng ngự tiếp xúc với ta.
Địch thường xuyên bắn pháo, tung biệt kích, thám báo sang trinh sát trận địa ta. Ngày 30/05/1985 địch bắn hàng ngàn quả đạn pháo trong suốt 24 tiếng và cho 1 trung đoàn bộ binh từ đỉnh 1509 đánh xuống 1100, bản Nậm Ngặt, đồi Không tên nhưng bị ta đánh thiệt hại nặng, phải chạy về 1509.
Từ 11/06 đến 07/10/1985 địch thường xuyên bắn phá, dùng cả đạn hoá học và nhiều lần tấn công cả ban ngày và ban đêm nhưng đều bị ta đánh lui.

Mùa khô năm 1985, lực lượng địch vào thay phiên. Phòng ngự ở 1509 là trung đoàn 603, sư đoàn 201, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam. Địch tổ chức đánh lấn trên toàn tuyến nhằm cải thiện thế trận, phá thế xen kẽ, lấn dũi trên hướng Nậm Ngặt của ta.

Cuối tháng 11/1985 địch tăng cường bắn phá, trinh sát. Trong 4 ngày từ 28/11 đến 01/12/1985 địch bắn 3.000 viên đạn pháo và hoả tiễn vào khu núi đá phía đông và khu núi đất. Riêng 1100 ngày 28/11/1985 địch bắn 300 viên, ngày 29/11 và 30/11 mỗi ngày bắn 100 viên. Ngày 01/12/1985 địch không bắn vào 1100.

Tình Hình Ta

Trận địa ta ở 1100 và 1050 có hầm kèo bằng gỗ và bê tông, chịu được đạn cối 120 mm. Hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào đảm bảo tốt cho chiến đấu. Hào cơ động giữa các trung đội và về tiểu đoàn đảm bảo đi lại thuận tiện trong mọi tình huống. Giữa 1100 và 1050 có một đường hào đi lại, cấu trúc đặc biệt để ngăn chặn địch phát triển (đặc biệt thế nào thì không nói được hè hè).

Hệ thống vật cản là các bãi mìn chống bộ binh trên hướng đồi tiền tiêu, nhưng địch bắn phá đã làm mất tác dụng.Tháng 2-1985, cấp trên tăng cường trung đoàn 2, sư đoàn 3 cho mặt trận. Ngày 22/04/1985 thay phiên phòng ngự, lấy phiên hiệu là trung đoàn 981, sư đoàn 356 Quân khu 2.

Tiểu đoàn 1 được lệnh hòng ngự hướng núi đất xã Thanh Đức, phía tây Thanh Thủy.

Đại đội 2, tiểu đoàn 1 tham gia chiến đấu với quân số 80 người. Vũ khí có 2 khẩu cối 60 mm, 2 khẩu đại liên, 9 khẩu trung liên, 6 khẩu B40 và B41, 2 khẩu M79, còn lại là AK. Được tăng cường 1 khẩu cối 60 mm và 1 khẩu 12,7 mm.

Chiến sĩ đa số nhập ngũ năm 1983, 1984, một số năm 1981.

Cán bộ chiến sĩ được huấn luyện tốt, tinh thần, quyết tâm cao, đã nắm được nhiệm vụ, phương án chiến đấu và đã có kinh nghiệm sau gần một năm phòng ngự.
Sau đợt chiến đấu ngày 07/10/1985 đại đội 2 vào phòng ngự ở 1100, 1050 thay đại đội 1.
Một trung đội và 1 đại liên ở đồi tiền tiêu và Gò chè.
Hai trung đội và 2 khẩu cối 60 mm phòng ngự phía sau ở 1100.
Một trung đội và 1 cối 60 mm, 1 khẩu 12,7 mm, 1 đại liên phòng ngự ở 1050 và làm lực lượng cơ động.
Đơn vị bạn trong khu vực : bên phải là đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153 ở trận địa lấn dũi bản Nậm Ngặt, bên trái alf đại đội 3 ở đồi Không Tên, phía sau là đại đội 1 thiếu ở bình độ 1000 đến 900.
Trong chiến đấu đơn vị được hoả lực tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và tiểu đoàn 1, 2 và trung đoàn 153 chi viện gồm : 2 tiểu đoàn pháo 76,2 mm và 122 mm gồm 18 khẩu, 2 đại đội cối 106,7 mm và 120 mm gồm 4 khẩu; 2 đại đội và 1 trung đội cối 82 mm gồm 10 khẩu. Ngoài ra có pháo binh quân khu.

Diễn Biến

Từ 28/11/1985 đến 01/12/1985
Pháo địch bắn phá. Đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, sửa chữa công sự. Sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 02/12/1985
Địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán, đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất).
03h00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và gò chè nghe tiếng động trước tiền duyên, dùng cối 60 mm và M79 bắn vào những nơi đó. ĐỊch không phản ứng.
04h00 : bộ đội ra vị trí trực chiến 100%.
06h30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn hướng phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ bình độ 1100 đến 700 địch bắn 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Nhiều công sự của ta bị sụt lở.
Trong lúc pháo bắn chuẩn bị, 2 tiểu đoàn bộ binh địch từ 1509 triển khai tấn công :
Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ sườn tây đánh gò chè.
Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.
Hướng phối hợp : 1 mũi khoảng 1 đại đội từ hía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt, 1 mũi khoảng 1 đại đội từ tây 1400 đánh xuống đồi Không tên. 2 mũi này bị ta đánh lui.
Từ lúc pháo bắn, tuy bị mất liên lạc với phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch tấn công nên đã cho súng cối bắn chặn trước tiền duyên 1100, gò chè, bắc Nậm Ngặt và vào trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.
08h30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch bắn đạn nổ không mảnh vào 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương). Đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện nên bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta bị hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.
Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia làm 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi bố trí đại liên. Mũi 2 chia làm 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy đại đội và bọc phía nam 1100.
Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội chiến đấu.
Trung đoàn nắm được tình hình đã tập trung toàn bộ súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây gò chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên. Hoả lực ta từ cối 82 mm trở lên bắn cách mép hào 100m, cối 60 mm bắn sát mép hào rất chính xác đã chia cắt lực lượng địch phía sau, cô lập bọn đã đột nhập trận địa.
Bên trong điểm tựa, bộ đội ta chiếm giữ các cửa hầm đánh địch. Mũi 1 nhiều tên bị diệt, số còn lại không phát triển được. Mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá tới gần hầm đại đội trưởng, chiến sĩ trong hầm phát hiện, dùng lựu đạn tiêu diệt. Cùng lúc đó, đại liên và 12,7 mm của ta ở 1050 bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lcú sau thì chết).
Pháo cối của ta vẫn bắn chặn địch. Tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) tăng cường 1 trung đội của đại đội 6 (lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp với đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa, lúc tháo chạy địch phải bỏ lại nhiều xác.
Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.
Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở bình đọ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6, sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.
09h00 - 13h40 : địch tổ chức 4 lần xung phong, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong địch dùng pháo cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị lực lượng ta, có pháo cối chi viện đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào. Chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay.
15h00 : sau lần xung phong thứ 5 bị ta đánh lui, địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.
Ban đêm địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Đại đội 1 ra thay phiên cho đại đội 2.

KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU

Ta diệt 170 tên, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 địch, thu một số vũ khí, quân trang. Địch bỏ lại 30 xác trước chiến hào tiền duyên, 7 xác trong trận địa và trên nóc hầm đại đội trưởng.
Bên ta hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.
Tiêu thụ đạn dược :
Đạn pháo các loại : 2350 viên. Cối 106,7 mm và 120 mm : 1120 viên. Cối 82 mm : 3400 viên. Cối 60 mm : 990 viên. Lựu đạn : 1000 quả.

Sơ đồ diễn biến trận đánh trên :

Ghi chú thêm : trận chiến Lão Sơn kết thúc năm 1989 với sự thất trận của CSVN.

- Theo tin tức riêng của chúng tôi thì cuối năm 1989, bộ chính trị Hà Nội cử em ruột của Đào Duy Tùng là Đào Duy Chữ sang Mỹ cầu cứu cựu tổng thống Carter, rất có thể sau cuộc đi đêm đó khi Clinton đắc cử bèn bãi bỏ cấm vận và bang giao coi như Mỹ cứu CSVN ra khỏi bàn tay áp chế của Trung Cộng.
- Khi tổng thống George W. Bush xúc tiến đàm phán để giúp Việt Cộng vao WTO ông đã tuyên bố đại ý rằng "đây chỉ là tiếp nối những gì mà người tiền nhiệm làm dang dỡ"
- Hiện nay Mỹ và VC đang đàm phán tại Hà Nội về vấn đề nói trên. Liệu những thông tin này có được đề cập tới trong các cuộc đàm phán nói trên hay không ?

Trở về sự kiện của thác Bản Giốc, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã dùng tài liệu từ năm 1885 để chứng minh rằng Thác Bản Giốc nằm 2 km sâu bên trong nội địa Việt Nam. Vậy mà bây giờ phân nữa thác Bản Giốc đã bị Trung Cộng chiếm lĩnh và xem như là nơi du lịch của người Hoa. Xin bấm vào linh này sẽ rõ :

http://forum.axishistory.com/viewtopic.php ?t=91253&highlight=laoshan

h27192@yahoo.com dda(ng tre^n dien dan Nuoc VIET Sat, 21 Jan 2006 19 :12 :42 -0800 (PST)
(Top)

No comments:

Post a Comment