Friday, June 26, 2009

Plasma và LCD

plasma , lcd ( liquid crystal display ) ,và Oled ( organic light emitted display )
1) Plasma = thể khí mang điện tích ( là một trong các thể của vật chất : rắn ,lỏng , hơi , plasma hơi mang điện tích ) , hơi khí thủy ngân , trong vùng điện có vôn thế cực cao , trở nên mang điện tích , các phân tử hơi thủy ngân có điện tích va chạm vào màn hình phosphor , khiến màn hình phát quang .

Mỗi pixel chính là một ,màn hình nhỏ, để giữ cho chất thủy ngân dưới dạng hơi , cần giữ nhiệt trên 80 độ C , cho nên Plasma cần nhiều quạt chung quanh làm nguội . Đôi khi pixel bị đen không phát quang , là do electron của màn phosphor chuyển lấy năng lượng của Vôn thế nằm ở tầng cao chưa nhảy xuống . Khi tắt plasma ngay từ ổ điện , cắt nguồn vôn thế , để nguội vài ba phút , rồi bật lên , pixel lại sáng trở lại . Cho nên đừng dùng hệ standby ,mà nên tắt hẳn bằng nút Power.

Độ bền của thể Plasma là từ 10.000 tới 15.000 giờ , hay 5 năm tới 6 năm .Thường pixel chết dần dần .

2) LCD : chất lỏng xoắn lại khi có dòng điện nhỏ đi qua , khi xoắn lại nó cản ánh sáng , khiến hiện lên sáng tối . Vì thế tự chất lỏng đó không phát ra ánh sáng , nên cần đèn soi sáng đàng sau màn hình , Thường họ dùng đèn tube neon. Nhưng nay hãng SAMSUNG tung ra loại LCD dùng LED , Sony kết hợp trao đổi kỹ thuật với SAMSUNG , đặt màn hình LCD của SAMSUNG làm , sau đó gắn nhãn Sony.

Vua của LCD chính là hãng Sharp , màn hình LCD hoàn toàn dựa vào sự biến đổi vôn thế của cục " chip " điện tử trong máy , sự thay đổi tần số của cục chip khiến màn hình có màu đẹp hay liên tục . Cho nên khi mua LCD chọn mua máy samsung , sony , LG ( chip do Hitachi làm ) , sharp ( do sharp làm ) . Độ bền của LCD thường ít nhất từ 20 năm tới 30 năm ( gấp đôi tới gấp ba cathode ray tube ) .

Tôi mua cái 116 cm ( 50" ??) , Samsung LCD , 100hz , giá khoảng 3.000 đô úc . Tối tối coi cải lương , thấy cũng được.

2) OELD : Chất hữu cơ phát quang , người ta thấy rằng nhiều loại hóa chất khi có dòng điện đi qua , nó trở nên phát quang. Tất cả các màn ảnh nhỏ của điện thoại di động có màu sắc rực rỡ hiện nay đều làm bằng OELD .Vì họ tráng một lớp hóa hữu cơ trên miếng nhựa mỏng thế là thành màn hình mỏng , đủ mỏng để gắn vào các điện thoại bé nhỏ . Vì là chất hữu cơ nên , màn hình phải khắn kín không cho hơi nước vào ; người ta bảo độ bên hiện nay của OELD là 3.000 giờ .

Có hãng của do thái đang dụ hãng mỹ hợp tác chế ra tờ báo bằng OLED , cuộn lại xếp vào cặp , hàng ngày chỉ cần gắn vào máy computer tải tin tức vào tờ báo điện tử đó , rồi cầm ra công viên ngồi đọc ..V...v...

Trên thế giới SONY đang tung ra OELD TV . Sau khi hãng này kết giao với SÁMSUNG chế LCD cho SONY
- DVD dùng tia hồng ngoại chân sóng 700 -800nm .

- Blue ray dùng tia sáng cực tím 260nm , Trong máy Blueray có cả hai diode red và blue , coi DVD lẫn Blue ray.

- độ rõ thực sự của blue ray phải là 1080x1090 pixel ( hay 1080 P = progressive ) True HD .
Nếu bạn mua phải máy 1080x760 thì không phải là true HD , nó tương đương với 760 P hay 1080i

Nhưng úc thấy độ quét tần số của PAL ( 600x480 ) đủ rõ , nên chọn SD 720 p ( lên chút nữa là 1080 i ) là đủ rõ hơn hệ PAL . Úc có true HD = 1808 P nhưng chỉ phát 1 vài giừ tùy tiểu bang , còn lại là 1080i .

- DVD nguyên gốc coi rất rõ , chính là 760 P.
- Còn Blue ray gốc là 1080P , có độ rõ gấp đôi .

Tại sao bạn mua đĩa blue ray rõ ràng nhưng lại chỉ rõ hơn DVD chút xíu , FBI bên mỹ đã thưa kiện Trung cộng về tội , tung dĩa blue Ray giả ra đầy thị trường ở Trung cộng , ở đó họ encrype lại thành HD 760 p , chứ không phải true HD 1080 P . Nên đa số đĩa của họ chỉ là 15 GB hay 30 GB cho mỗi phim .

Thông thường một phim true HD tốn 47 gb TỚI 65 gb và sound 7.1 ( chứ không phải 5.1 hay 6.1 ) .

Tất cả máy blue Ray đều có USB hay cable port để nối vào Internet ( nếu là máy đời thứ nhất version 1.1 không có internet , thì phải có USB port để update firmware cho Bios .

Lý do là blue ray khác với DVD ( máy DVD có macro vision version II , zone lock , chống thu lại ăn cắp phim ) .

Hệ chống chống ăn cắp thu phim của blue ray lại nằm trong đĩa , mỗi đĩa phát hành có các code khác nhau . Nếu phát hành 1 triệu đĩa phim sẽ có 1 triệu code thay đổi , cho nên cần update để coi đĩa blue ray .

Máy blue ray của bạn có thể coi đĩa A , nhưng khi bỏ đĩa B vào coi không được , Không phải máy bạn hư hay đĩa hư . Vì khi tung ra đĩa A , các tay hacker đã phá được code chống ăn cắp phim của đĩa A .

Nên khi đĩa B tung ra , hãng phim xài code khác trên đĩa B, những software crack trước kia trở thành vô dụng . Và code của đĩa B đó hãng phim phải đưa cho hãng làm máy để họ update firmware .

Các tay hacker lại phải tốn công làm software II khác để crack đĩa B . Bạn hãy tưởng tượng , khi vào web crack có hơn 200 crack software khác nhau cho blue ray bạn chọn cái nào ???.

LCD - Plasma - OLED cái nào?

Mọi người khi ra mua TVs lớn đều thác mác là nên mua LCD hoặc Plasma?
Những năm gần đây LCD và Plasma đều giảm giá rất nhiều vì kỷ thuật càng ngày càng tiến bộ, nhưng Plasma thì có phần giảm giá nhiều hơn vì những nhược điểm (Nặng, tốn điện, cháy từng phần của màng hình, nóng....) so với LCD. Tuy vậy LCD cũng không phải là hoàn hảo, vẫn có những nhược điểm của nó.

Xét về công nghệ, plasma và LCD sử dụng cách thức khác nhau để hiển thị hình ảnh. Nhưng người dùng không quan tâm những gì xử lý bên trong màn hình, quan trọng nhất là màn hình đó thực hiện chức năng của tivi như thế nào.

Nói chung, cả LCD và plasma đều cho chất lượng hình ảnh tốt. Nhưng nếu dùng tivi cho việc xem phim là chính, thì plasma có ưu điểm hơn LCD. Bởi vì màn hình plasma có thể hiển thị màu đen chuẩn hơn LCD, như vậy những phim màu nền đen sẽ sắc nét hơn. Bản chất công nghệ LCD dùng ánh sáng nền chiếu qua lớp tinh thể lỏng, nên khó đạt được màu đen chuẩn vì luôn có sự thất thoát ánh sáng. Tuy nhiên, điểm yếu này được cải thiện dần trong các thế hệ tivi LCD mới đây.

Ngoài hiển thị màu đen tốt hơn, màn hình plasma có góc nhìn rộng hơn LCD. Góc nhìn rộng là khoảng cách từ chỗ ngồi đến mép màn hình. Bạn sẽ thấy có sự thay đổi màu và độ nét khi nhìn xa ở góc xa với màn hình LCD nhưng với màn hình plasma vẫn duy trì được chất lượng hình ảnh. Nhưng sự khác biệt này đang thay đổi khi tivi LCD gần đây cũng có góc nhìn rộng ngang tivi plasma.


Chọn tivi plasma hay LCD?

Thêm nữa, hình ảnh của màn hình LCD hay bị nhòe, nhất là với những hình ảnh chuyển động nhanh trong phim hành động hay thể thao. Tuy nhiên, điều này cũng đang được cải tiến ở những Tivi LCD gần đây, do đó sự khác biệt giữa LCD và plasma rất nhỏ, gần như không nhận ra với mắt thường và động tác nhanh trong phim, thể thao cũng cải tiến ở những TV 120MHz. Nếu mua LCD, nên kiểm tra thời gian phản ứng của điểm ảnh (pixel response time) được đo bằng đơn vị phần triệu giây (ms). Đơn vị này càng nhỏ thì chất lượng hình ảnh hành động càng tốt.

Trước đây, lợi thế lớn nhất của tivi plasma với LCD là giá, đặc biệt là với loại màn hình lớn. Gần đây, điều này đã thay đổi, tivi LCD hiện ngang bằng plasma ở cả giá và độ phân giải.

LCD cũng có khá nhiều ưu điểm so với plasma. Tivi LCD đang có xu hướng có độ phân giải gốc cao hơn plasma ở cùng kích thước, hiểu đơn giản là có nhiều chi tiết nét trên màn hình hơn. LCD cũng tiêu thụ ít điện hơn 30% và nhẹ hơn plasma. Tuổi thọ của màn hình LCD cũng bền hơn plasma. Các tivi plasma có tuổi thọ trung bình 30-60 nghìn giờ, trong khi LCD được đảm bảo từ 60 nghìn giờ trở lên. Tivi plasma có hiện tượng cháy màn hình, vấn đề hiếm thấy ở LCD. Yếu điểm này đã được khắc phục đáng kể ở những tivi plasma gần đây nhưng vẫn là vấn đề.

Một yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn là kích cỡ màn hình. Nếu mua tivi màn hình lớn, trên 50inch thì chất lượng hình ảnh plasma có phần rõ hơn, nhưng nặng hơn nhiều. Với kích cỡ nhỏ hơn, từ 15-42inch, LCD là lựa chọn thích hợp nếu bạn cần tivi mỏng và rẻ hơn. Vì tivi plasma từ 42 inch trở xuống đắt hơn LCD

Gần đây những Siêu Thị Điện tử như Best Buy, Fryelectronic, CC, Magnolia HiFi vv. xuất hiện một loại Hi tech TV mới OLED (LED), mà có nhiều người nghỉ rằng đó là tương lai của LCD & Plasma, Nhưng OLED vẫn còn nhiều việc phải làm.

Màn hình OLED (Organic light-emitting diode) lần đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng năm 1996, cho đến năm 2007 đã được nhiều người biết đến với kích thước tỏ ra ưu thế hơn nhiều so với những loại màn hình LCD, Plasma khác về độ mỏng cũng như tính tiện dụng, độ sắc nét cao.

Click the image to open in full size.
Màn hình OLED "siêu mỏng"

Nếu so sánh độ dày của màn hình 31 inch với một chiếc LCD, Plasma cùng cỡ thì màn hình OLED chỉ có vẻn vẹn 4,3 mm, tức là bằng một phần mười màn hình LCD thông thường. Trong khi ấy, mức độ điện năng tiêu thụ lại chỉ bằng gần nửa so với TV LCD 32 inch. Ngoài ra, tuổi thọ của màn hình OLED còn lên tới 35.000 giờ.

Click the image to open in full size.
Liệu OLED sẽ là sự thay thế cho LCD, Plasma

Màn hình OLED sử dụng công nghệ đèn màn hình diode phát quang không cần quá nhiều điện năng như LCD, Plasma. Chính với đặc điểm này màn hình OLED ngay từ khi ra mắt đã được đánh giá sẽ là sự thay thế tuyệt vời cho màn hình phẳng trong tương lai.

Tuy nhiên, với những khả năng ưu việt có trên màn hình OLED chắc chắn số đông sẽ chọn OLED là sự thay thế tuyệt vời nhất trong tương lai, nhưng chi phí để phát triển và sản xuất loại màn hình này là không nhỏ.

Theo Sony, một trong những ông lớn đi đầu trong phát triển loại màn hình OLED cho biết, hãng đã chi khoảng 243 triệu USD cho chi phí ban đầu và chi phí này sẽ tiếp tục tăng lên khá nhiều từ nay đến năm 2010.

Click the image to open in full size.
Liệu LCD và Plasma ra sao trong tương lai?

Khi màn hình OLED được phổ biến hơn so với hiện nay với khoảng 10 triệu màn hình xuất xưởng một tháng chắc chắn giá của nó sẽ rẻ hơn từ 10 – 20% so với hiện tại” Phát ngôn viên của Sony cho biết.

Không chỉ về chi phí phát triển là rất lớn mà giá bán ra không rẻ là điều đương nhiên cho mỗi chiếc Tivi OLED. Muốn sở hữu một chiếc Tivi OLED người sử dụng sẽ phải lên đến hàng nghìn USD. Rõ ràng, với khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng như hiện nay đó là vấn đề lớn với rất nhiều người.

Hiện tại, nghiên cứu phát triển loại màn hình “siêu việt” OLED có rất nhiều “ông lớn” như Samsung, Sony, LG Electronics, Toshiba và Panasonic. Tuy nhiên, trong số đó mới chỉ có Sony đã có một số mẫu OLED xuất hiện trên thị trường.

Theo những đánh giá, nhận định từ các chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu thế giới để được phổ biến rộng rãi các nhà sản xuất màn hình OLED sẽ còn phải làm rất nhiều việc không chỉ về chi phí sản xuất mà còn cả giá thành bán ra hợp với nền kinh tế thế giới đang suy thoái. Rõ ràng đó là điều không dễ dàng ở thời điểm hiện tại nhưng OLED hiện vẫn là sự quan tâm hàng đầu chi “ngôi vị” của LCD và Plasma.



Source về OLED: http://www.thethaovanhoa.vn/352N2009...lcd-plasma.htm

No comments:

Post a Comment